Tại Việt Nam, nguồn điện 220V đang được sử dụng phổ biến và ở mức điện cao như này thì việc điện bị rò rỉ sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng. Để tránh các tai nạn đáng tiếc do điện năng gây ra thì phương pháp tối ưu đang được áp dụng đó là nối đất cho các thiết bị điện. Vậy phương pháp nối đất là gì? Hãy cùng Elecom tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé. 

 

 

phuong-phap-noi-dat-cho-thiet-bi-dien-1

Phương pháp nối đất cho thiết bị điện

 

 

 

1. Phương pháp nối đất là gì? 

 

 

Phương pháp nối đất hay còn được gọi là phương pháp tiếp địa, đây là một phương pháp phổ biến nhất để giải quyết vấn đề rò rỉ điện bên ngoài các thiết bị điện, điện tử. 

 

Đấu nối đất là cách đấu nối để bảo vệ hệ thống điện cho người sử dụng điện bằng cách cắm sâu 1 thanh sắt xuống đất tối thiểu 10 cm, sau đó dùng dây điện nối vào vỏ các thiết bị điện, rồi nối vào thanh sắt này. 

 

 

phuong-phap-noi-dat-cho-thiet-bi-dien-2

Phương pháp nối đất cho thiết bị điện

 

 

 

 

2. Những quy định trong TCVN 4756:1898 về nối đất thiết bị điện

 

 

Một số nội dung những quy định trong TCVN 4756:1898 về nối đất thiết bị điện như sau: 

 

- Nối đất các thiết bị điện có mức điện áp lớn hơn 1000V trong mạng điện trung tính nổi. 

Khi tiến hành nối đất cho thiết bị có điện áp hơn 1000V cần đáp ứng yêu cầu trị số điện trở nối đất và trị số điện áp chạm.

 

- Điện trở của các thiết bị nối đất sẽ không được vượt quá 0.5, tính theo điện trở nối đất tự nhiên, điện trở nối đất nhân tạo không vượt quá 1. 

 

- Trang bị nối đất cần đáp ứng yêu cầu trị số điện áp chạm không được vượt quá giá trị quy định khi có dòng ngắn mạch chạy qua.  

 

- Khi tìm hiểu điện trở nối đất là bao nhiêu để đảm bảo lắp đặt các thiết bị được đảm bảo an toàn. Mức điện trở của trang bị nối đất sử dụng để nối đất thiết bị điện không được lớn hơn 4Ω.

 

 

 phuong-phap-noi-dat-cho-thiet-bi-dien-3

Phương pháp nối đất cho thiết bị điện

 

 

 

3. Cách thức nối đất cho các thiết bị điện 

 

Phương pháp nối đất được áp dụng cho các thiết bị điện áp lớn hơn 1000V, được trang bị các mạng điện có trung tính để nối đất hiệu quả phải đảm bảo trị số điện trở nối đất và trị số điện áp chạm cũng như điện áp trên trang bị nối đất và các biện pháp kết cấu. 

 

Tiếp đó, người thợ điện sẽ tiến hành việc san bằng thế. Trong quá trình này cần đảm bảo nối thiết bị điện cực nối đất, trên diện tích đặt thiết bị điện phải đặt các điện cực nối đất nằm ngang theo chiều dài và chiều rộng của diện tích đó và nối các điểm cực với nhau thành lưới nối đất.

 

Khi thực hiện nối đất khoảng cách giữa các điện cực nhân tạo nằm ngang không được lớn hơn 30m. Các điện cực nằm ngang phải được đặt theo biên của diện tích đặt trang bị nối đất để chúng tạo thành một mạch vòng khép kín.

 

 

4. Những lợi ích của việc sử dụng phương pháp nối đất cho các thiết bị điện

 

Trong trường hợp nếu dây điện tiếp xúc với nền đất thì hiện tượng đoản mạch sẽ xảy ra đồng thời điều này cũng làm cho cầu chì phát nổ ngay lập tức. Chính vì lý do này mà phương pháp nối đất cho các thiết bị điện là vô cùng cần thiết và chúng cũng có rất nhiều các lợi ích khác như: 

 

Duy trì, ổn định điện áp.

 

Hạn chế được những thiệt hại về người và tài sản khi điện áp vượt quá mức.

 

Đảm bảo an toàn cho thiết bị, công trình xây dựng và cuộc sống con người.

 

 

phuong-phap-noi-dat-cho-thiet-bi-dien-4

Phương pháp nối đất cho thiết bị điện

 


 

-----------------------------------

CÔNG TY TNHH ELECOM

 

Địa chỉ văn phòng: Lô số 11 - Khu CN Hoàng Mai - Tam Trinh - Hà Nội

Địa chỉ nhà máy: KCN Tân Quang - Kiêu Kỵ - Gia Lâm - Hà Nội

Hotline: 0969607489

Email: info@thietbidienelecom.vn

Website: https://thietbidienelecom.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/ThietbidienELECOM/