Cuộn dây cáp điện
Dây cáp điện là một trong những thiết bị điện không thể thiếu trong hệ thống điện. Những ứng dụng của dây cáp điện trong thực tế là rất nhiều tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là nhiệm vụ truyền dẫn điện trong hệ thống.
Dây cáp điện có thể dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống đời thường thế nhưng dây cáp điện được sản xuất như thế nào thì không phải ai cũng biết.
Vậy qua bài viết này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu quy trình sản xuất ra dây cáp điện nhé.
Để sản xuất ra được một cuộn dây cáp điện cần trải qua rất nhiều công đoạn. Mỗi công đoạn là một bước hoàn thiện, củng cố cho công đoạn trước và là tiền đề cho công đoạn sau.
Quy trình sản xuất dây cáp điện chung bao gồm những bước sau:
Dây cáp điện
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu chính để cấu thành nên dây cáp điện bao gồm: đồng hoặc nhôm làm ruột dây dẫn điện, nhựa PVC hoặc nhựa XLPE được làm vỏ cách điện và vỏ bảo vệ.
Một số vật liệu phụ khác: lớp băng quấn bảo vệ bằng thép hoặc nhôm, lớp độn định hình bằng sợi PP, bột chống dính...
Bước 2 : Kéo rút
Tại bước kéo rút, một hệ thống bơm tuần hoàn sẽ bơm dầu để làm mát đầu khuôn rút, giảm nhiệt độ do ma sát và đồng thời đóng vai trò làm chất bôi trơn, bảo vệ khuôn.
Sợi dây đồng được đưa tới nhà máy thường có đường kính là 3.0mm hoặc 8.0mm. Công đoạn kéo rút này giúp thu nhỏ đường kính các dây đồng, kéo dài chiều dài sợi dây đồng để nó có được kích thước phù hợp với tiêu chuẩn sản phẩm và yêu cầu của khách hàng.
Dây cáp điện
Bước 3: Ủ mềm
Quá trình ủ mềm dây đồng (nhôm) nhằm mục đích phục hồi độ mềm dẻo và sáng bóng của dây sau nước kéo rút, trước khi chuyển sang bước bện hoặc bọc nhựa.
-Môi trường để ủ mềm là bên trong lò ủ chứa chất khí Nitơ ở nhiệt độ cao.
-Quá trình ủ đồng cũng cần phải có hệ thống bơm nước làm mát nhằm bảo vệ gioăng cao su của nắp nồi ủ khỏi hư hỏng do nhiệt.
Công đoạn ủ mềm giúp phục hồi độ mềm dẻo và sáng bóng của dây đồng (nhôm) để sẵn sàng đưa tới công đoạn bện/ bọc nhựa.
Bước 4: Bện dây
Bện chính là công đoạn tạo dây mạch trong quá trình bọc vỏ cách điện hay là vỏ bảo vệ tiếp theo.
Tuỳ theo các loại sản phẩm cùng công nghệ sản xuất, quy cách kỹ thuật mà nhà sản xuất sẽ có những cách bện dây khác nhau:
Bện đồng mềm (bện rối): Nó được sử dụng để bện nhiều sợi (từ 30 tới 75 sợi) để sản xuất dây phôi của các sản phẩm dây cáp điện mềm.
Bện đồng cứng: dùng máy bện nhiều sợi (7 tới 37 sợi) để sản xuất dây phôi của những loại dây, cáp điện cứng.
Bện nhóm (vặn xoắn): sử dụng máy vặn xoắn 4 bobbin để bện nhóm. Với nhóm sản phẩm cáp điện (SP1) – tạo nhóm ruột dẫn điện trước khi bọc vỏ bảo vệ. Các lõi cáp sẽ được vặn chặt lại với nhau (theo bước xoắn phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật) để các sợi PP (Polypropylene) định hình được tiết diện tròn cho lõi cáp. Ngoài ra, những sản phẩm SP1 có quấn thêm giáp kim loại bảo vệ được quấn băng thép hoặc nhôm lắp trong máy bện vặn xoắn.
Bước 5: Bọc vỏ cách điện
Sau công đoạn bện mạch, dây phôi được chuyển sang công đoạn bọc vỏ cách điện. Với những sản phẩm dây điện mềm (SP2) – Cu/PVC/PVC (300-500V): 2 lõi pha được bọc màu (đen, trắng) để phân biệt khi đấu nối với thiết bị.
Với những loại cáp điện lực ruột đồng – Cu/XLPE/PVC (6000-1000V): do cách điện cao hơn nên chiều dày cách điện của XLPE sẽ nhỏ hơn PVC. Nó giúp giảm khối lượng cáp, giảm kích thước cáp đồng thời tiết kiệm được nguyên, vật liệu.
Công đoạn bọc vỏ bảo vệ có mục đích: bảo vệ, đảm bảo khối lượng toàn bộ lõi dây cáp điện khỏi những tác động từ môi trường bên ngoài. Thể hiện được thông tin của sản phẩm từ công ty sản xuất, tên sản phẩm, quy cách sản phẩm… Ngoài ra nó còn giúp tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
Dây cáp điện
-------------------------------------------------------------------------------
Mọi thắc mắc quý khách hàng vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:
CÔNG TY TNHH ELECOM
Địa chỉ văn phòng: Lô số 11 - Khu CN Hoàng Mai - Tam Trinh - Hà Nội
Hotline: 0969607489
Email: info@thietbidienelecom.vn
Website: https://thietbidienelecom.vn
Facebook: https://www.facebook.com/ThietbidienELECOM/