“Nhất thuỷ nhì hoả” - là lời đúc kết của cha ông ta từ ngàn đời xưa vẫn luôn đúng với cuộc sống của chúng ta cho đến tận bây giờ. Đối với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, lửa là “người bạn” của chúng ta nhưng nó cũng có thể trở thành “kẻ thù” tồi tệ của chúng ta khi nó không được kiểm soát và gây ra các đám cháy. 

 

Hoả hoạn xảy ra đương nhiên mọi thứ sẽ bị phá huỷ, khói từ lửa bốc lên sẽ khiến cho bầu không khí cực kì độc hại và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của con người. Ngày nay, công nghệ phát triển đã giúp các hệ thống báo cháy, chữa cháy trở nên đáng tin cậy hơn để đảm bảo sự an toàn cho cuộc sống. 

 

Thế nhưng trên thực tế, những chiếc bình cứu hoả, tủ chữa cháy đều luôn bị ngó lơ đi cho đến khi hoả hoạn xảy đến. Tuy chẳng có gì xa lạ nhưng những chiếc tủ, chiếc bình màu đỏ được đặt ở những dãy hành lang hay trên góc tường cũng khiến nhiều người đặt câu hỏi cái này là gì, sao người ta lại đặt nó ở đây hay cái này có tác dụng gì?...Vậy để trả lời cho những câu hỏi này hãy cùng Elecom đi tìm hiểu những thông tin về các tủ chữa cháy cũng như tầm quan trọng của nó trong các vụ hoả hoạn nhé.

 

 

1.Tủ chữa cháy là gì ?

 

Tủ chữa cháy hay còn được gọi là hộp tủ chữa cháy vách tường, là hộp dụng cụ dùng để bảo quản, lưu trữ các thiết bị cứu hoá tiện ích như cuộn vòi chữa cháy, van góc và lăng phun chữa cháy được dùng trong các trường hợp khẩn cấp. Một số nơi còn trang bị thêm các dụng cụ phá dỡ như búa, rìu

 

Mục đích hình thành tủ chữa cháy là:

 

  • Bảo vệ các trang thiết bị chữa cháy khỏi các tác động của môi trường. 

  • Giữ cho các trang thiết bị luôn ở trạng thái tốt nhất, nâng cao tuổi thọ.

  • Ngăn mất cắp các thiết bị chữa cháy. 

  • Ngăn chặn sự tò mò, nghịch ngợm của những người không biết cách sử dụng, thiếu ý thức. 

 

2. Cấu tạo của tủ chữa cháy 

 

Cấu tạo của tủ chữa cháy có hình dạng chữ nhật hoặc hình vuông, được thiết kế đơn giản để thuận tiện cho việc lấy đồ. 

Các tủ thường được lắp một mặt kính để dễ dàng nhận biết các thiết bị bên trong và có thể phá vỡ trong các trường hợp khẩn cấp. 

Kích thước thường nhỏ gọn và được thiết kế theo nhu cầu của người sử dụng.

Chất liệu được làm bằng tôn tráng kẽm, inox thép chống rỉ sơn tĩnh điện. 

Màu sắc của tủ thường được sơn màu đỏ để dễ dàng nhận biết và nhìn thấy. 

 

3. Các loại tủ chữa cháy

 

Tủ chữa cháy có 2 loại là tủ chữa cháy trong nhà và tủ chữa cháy ngoài trời. Cả 2 loại tử này đều có công dụng như nhau chỉ khác nhau cơ bản về mặt kích thước tủ. 

 

Các loại tủ chữa cháy đều phải đạt tiêu chuẩn chất lượng cũng như đảm bảo được các tiêu chuẩn PCCC của Nhà nước thì mới được phép sử dụng. 

 

4. Tủ chữa cháy có những thiết bị gì và công dụng của từng thiết bị

Tại Việt Nam, các tủ chữa cháy thường được trang bị những thiết bị cơ bản sau: 

 

  • Bình cứu hoả: giúp xử lý những đám cháy nhỏ nhanh chóng. 

  • Cuộn vòi, đầu vòi phun và họng nước: kết nối với hệ thống nước khẩn cấp, giúp nhân viên cứu hoả xử lý những đám cháy ở quy mô lớn. 

 

Ở các khu chung cư, toà nhà văn phòng, siêu thị lớn… tủ chữa cháy còn được trang bị thêm các thiết bị báo động được kết nối đến trung tâm điều khiển nhằm nhanh chóng khoanh vùng và thông báo khu vực có hoả hoạn đang xảy ra. 

 

5. Hướng cách cách sử dụng bình cứu hoả dân dụng

 

Sử dụng bình cứu hỏa bằng khí CO2: 

 

  • Xách bình CO2 tiếp cận đám cháy, một tay cầm loa phun hướng vào gốc lửa tối thiểu là. 0,5m còn tay kia mở van bình hoặc bóp cò (tùy theo từng loại bình). Khí CO2 ở nhiệt độ –790C dưới dạng tuyết lạnh khi qua loa phun ra có tác dụng hạ thấp nhiệt độ của đám cháy (Chữa cháy bằng phương. pháp làm lạnh ) sau đó khí CO2 bao phủ lên toàn bộ bề mặt của đám cháy làm giảm nồng độ của ôxy khuyếch tán vào vùng cháy, khi hàm lượng oxy nhỏ. hơn 140/0 thì đám cháy sẽ tắt (Chữa cháy bằng phương pháp làm loãng nồng độ).

 

Sử dụng bình cứu hoả bột:

 

  • Xách bình cứu hoả bột tới gần địa điểm cháy, lắc xóc vài lần nếu là bình bột loại khí đẩy chung với bột (MFZ).

  • Giật chốt hãm kẹp chì.

  • Chọn đầu hướng gió hướng loa phun vào gốc lửa.

  • Giữ bình ở khoảng cách 1,5 m tuỳ loại bình.

  • Bóp van để bột chữa cháy phun ra.

  • Khi khí yếu thì tiến lại gần và đa loa phun qua lại để dập tắt hoàn toàn đám cháy.

  •  

 

Tủ chữa cháy là một trong những đồ vật quan trọng không thể thiếu trong mọi công trình. Hiểu và biết cách sử dụng nó sẽ giúp bạn có thêm những kỹ năng để tự cứu sống bản thân và những người xung quanh khi có hoả hoạn xảy ra.